Làm thế nào để tận hưởng những ngày nghỉ vui vẻ mà sau đó không cần phải bận tâm tới tiền bạc? Sau đây là vài lưu ý giúp bạn tiết kiệm ngân sách.
1. Chi tiêu "thông minh"
Khi mua sắm ở nước ngoài, thay vì trả bằng tiền mặt, bạn hãy sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán.
Một số nhà hàng và khách sạn ở nước ngoài thường có vài "chiêu" để lấy thêm tiền của bạn. Chẳng hạn, thay vì đưa cho bạn hóa đơn thanh toán được tính bằng đơn vị tiền tệ của nước đó, họ sẽ tính trị giá món hàng bằng USD, sau đó lại qui đổi ra tiền. Trong khi đó, ở những nơi này, tỉ giá qui đổi giữa USD và tiền của nước sở tại lại luôn chênh lệch so với tỉ giá ngân hàng.
Do vậy, bạn luôn phải kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi ký. Cách này sẽ giúp bạn không bị thiệt thòi, đồng thời lại giúp bạn được một khoản chênh lệch tỉ giá.
2. Kiểm tra hộ chiếu
Trước khi lên kế hoạch cho một chuyến du lịch, bạn phải kiểm tra thời hạn được in trên hộ chiếu. Nhiều nước luôn đòi hỏi thời hạn trên hộ chiếu còn ít nhất là 6 tháng. Do đó, cần kiểm tra kỹ và dành ra một khoảng thời gian nhất định để gia hạn.
Chỉ mất một tuần và 200.000 đồng cho một lần gia hạn hộ chiếu. Nhưng có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức cho việc này khi bạn đã đặt chân đến nước ngoài.
3. Tiết kiệm tiền gọi điện thoại
Rất nhiều người "cay đắng" khi phải trả hóa đơn điện thoại trước khi rời khách sạn. Bởi lẽ, họ phải trả số tiền cao hơn gấp ba bốn lần cho một cuộc gọi.
Lời khuyên cho bạn: Trước khi quyết định sử dụng điện thoại để gọi về nhà, bạn cần kiểm tra kỹ cước phí điện thoại. Cụ thể, cước phí nhận cuộc gọi khi bạn đang ở nước ngoài bao gồm: cước gọi ra + cước nhận cuộc gọi + cước dịch vụ phụ + phí quản lý.
Để giảm tối đa chi phí về điện thoại, bạn chỉ nên gọi và nhận các cuộc gọi thực sự cần thiết. Ngoài ra, mua card điện thoại ở nước ngoài để gọi về nhà cũng là một cách kiểm soát và tiết kiệm chi phí.
4. Mua bảo hiểm
Hãy nghĩ đến việc mua bảo hiểm ngay khi bạn vừa đặt chỗ cho chuyến đi.
Nếu đi du lịch, bạn có thể chọn mua bảo hiểm du lịch quốc tế. Còn đối với trường hợp làm việc lâu dài tại nước ngoài hoặc thường xuyên đi lại giữa các nước, hình thức bảo hiểm chăm sóc sức khỏe quốc tế là loại bảo hiểm phù hợp nhất.
Giá của những dịch vụ bảo hiểm này tùy thuộc vào thời gian bạn lưu trú ở nước ngoài. Bạn có thể tham khảo và mua tại các công ty bảo hiểm trong nước.
Liên hệ với các công ty du lịch hoặc công ty bảo hiểm trong nước, bạn sẽ chọn được hình thức bảo hiểm phù hợp và an toàn, hợp túi tiền.
Trong khi đó, nếu bạn mua bảo hiểm lúc đang ở nước ngoài, một vài điều khoản trong hợp đồng sẽ mất hiệu lực. Điều này bất lợi cho bạn.
Cuối cùng, dù không hy vọng mình có thể "xài" tiền bảo hiểm, bạn cũng nên chi tiêu hợp lý cho khoản này (Theo Thế Giới Văn Hoá)
1. Chi tiêu "thông minh"
Khi mua sắm ở nước ngoài, thay vì trả bằng tiền mặt, bạn hãy sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán.
Một số nhà hàng và khách sạn ở nước ngoài thường có vài "chiêu" để lấy thêm tiền của bạn. Chẳng hạn, thay vì đưa cho bạn hóa đơn thanh toán được tính bằng đơn vị tiền tệ của nước đó, họ sẽ tính trị giá món hàng bằng USD, sau đó lại qui đổi ra tiền. Trong khi đó, ở những nơi này, tỉ giá qui đổi giữa USD và tiền của nước sở tại lại luôn chênh lệch so với tỉ giá ngân hàng.
Do vậy, bạn luôn phải kiểm tra kỹ hóa đơn trước khi ký. Cách này sẽ giúp bạn không bị thiệt thòi, đồng thời lại giúp bạn được một khoản chênh lệch tỉ giá.
2. Kiểm tra hộ chiếu
Trước khi lên kế hoạch cho một chuyến du lịch, bạn phải kiểm tra thời hạn được in trên hộ chiếu. Nhiều nước luôn đòi hỏi thời hạn trên hộ chiếu còn ít nhất là 6 tháng. Do đó, cần kiểm tra kỹ và dành ra một khoảng thời gian nhất định để gia hạn.
Chỉ mất một tuần và 200.000 đồng cho một lần gia hạn hộ chiếu. Nhưng có thể sẽ tốn khá nhiều thời gian và công sức cho việc này khi bạn đã đặt chân đến nước ngoài.
3. Tiết kiệm tiền gọi điện thoại
Rất nhiều người "cay đắng" khi phải trả hóa đơn điện thoại trước khi rời khách sạn. Bởi lẽ, họ phải trả số tiền cao hơn gấp ba bốn lần cho một cuộc gọi.
Lời khuyên cho bạn: Trước khi quyết định sử dụng điện thoại để gọi về nhà, bạn cần kiểm tra kỹ cước phí điện thoại. Cụ thể, cước phí nhận cuộc gọi khi bạn đang ở nước ngoài bao gồm: cước gọi ra + cước nhận cuộc gọi + cước dịch vụ phụ + phí quản lý.
Để giảm tối đa chi phí về điện thoại, bạn chỉ nên gọi và nhận các cuộc gọi thực sự cần thiết. Ngoài ra, mua card điện thoại ở nước ngoài để gọi về nhà cũng là một cách kiểm soát và tiết kiệm chi phí.
4. Mua bảo hiểm
Hãy nghĩ đến việc mua bảo hiểm ngay khi bạn vừa đặt chỗ cho chuyến đi.
Nếu đi du lịch, bạn có thể chọn mua bảo hiểm du lịch quốc tế. Còn đối với trường hợp làm việc lâu dài tại nước ngoài hoặc thường xuyên đi lại giữa các nước, hình thức bảo hiểm chăm sóc sức khỏe quốc tế là loại bảo hiểm phù hợp nhất.
Giá của những dịch vụ bảo hiểm này tùy thuộc vào thời gian bạn lưu trú ở nước ngoài. Bạn có thể tham khảo và mua tại các công ty bảo hiểm trong nước.
Liên hệ với các công ty du lịch hoặc công ty bảo hiểm trong nước, bạn sẽ chọn được hình thức bảo hiểm phù hợp và an toàn, hợp túi tiền.
Trong khi đó, nếu bạn mua bảo hiểm lúc đang ở nước ngoài, một vài điều khoản trong hợp đồng sẽ mất hiệu lực. Điều này bất lợi cho bạn.
Cuối cùng, dù không hy vọng mình có thể "xài" tiền bảo hiểm, bạn cũng nên chi tiêu hợp lý cho khoản này (Theo Thế Giới Văn Hoá)