Du lich Singapore - Nhung dieu can biet

1.Tiền tệ, ngân hàng
- Đồng tiền hiện nay của Singapore là đồng Đôla Singapore (SGD) và đồng xen. 1 SGD = 10.187 VNĐ (29/05/2006)
- Giờ làm việc của ngân hàng: 10h00-15h00 (từ thứ Hai đến thứ Sáu), 9h30-13h00 (thứ Bảy).
- Phần lớn ngân hàng dùng séc du lịch và đổi ngoại tệ. Tuy nhiên một sô ngân hàng không thực hiện giao dịch ngoại tệ vào thứ bảy.
- Du khách được yêu cầu trình hộ chiếu khi thanh toán bằng séc du lịch và có thể phải trả tiền hoa hồng.
- Phần lớn các loại thẻ thanh toán có thể sử dụng rộng rãi ở Singapore. Cửa hàng nào yêu cầu phải trả thêm tiền, hãy liên hệ với công ty đại diện để thông báo việc làm không đúng của chủ cửa hàng.
- Ngoài đồng Đôla Singapore, du khách có thể dùng Đôla Mỹ, Đôla Úc, đồng Yên Nhật và đồng bảng Anh.

2. Múi giờ.
Giờ của Singapore sớm hơn giờ GMT 8 tiếng, sớm hơn Việt Nam 1 tiếng. Nếu ở Việt Nam là 7giờ sáng thì ở Singapore là 8 giờ sáng.

3. Thủ tục XNC, hải quan và quy định về hình phạt
Thông thường người nước ngoài được miễn thị thực khi vào Singapore. Khi đang ở Singapore với tư cách là du khách, bạn có thể được phép lưu lại trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh. Tuy nhiên, du khách cần có hộ chiếu còn hiệu lực, vé nối chuyến/vé khứ hồi, các giấy tờ mang theo (thị thực, giấu phép nhập cảnh…) đến điểm dừng chân kế tiếp và chi phí đủ tiêu trong thời gian lưu trú tại Singapore.

Du khách vào Singapore được phép mang một lít rượu, bia hoặc đồ uống có cồn miễn thuế. Singapore nghiêm cấm những mặt hàng sau: Pháo, tiền giấy và tiền xu đồ chơi, kẹo cao su, sách báo văn hoá phẩm có nội dung không lành mạnh, các loại bật lửa có hình khẩu súng, cũng như các văn hoá phẩm sao chép trộm. Đặc biệt Singapore sẽ áp dụng hình phạt tử hình với những ai mang hơn 15g hêroin, 30g morphine hay cocaine, 1.2 kg thuốc phiện, 500 g cần sa, 250g methamphetamine

4. Những điều cần lưu ý.
Không được hút thuốc, ăn kẹo cao su trên xe công cộng, bảo tàng, thu viện, thang máy, nhà hát, rạp chiếu phim, nhà hàng có điều hoà, hiệu cắt tóc, siêu thị, cửa hàng và các cơ quan chính phủ. Những người vi phạm có thể bị phạt tới 1.000 đôla Singapore. Chỉ được phép hút thuốc ở các quán rượu, sàn nhảy, quán Karaoke. Không được khặc nhổ ở nơi công cộng. Khu khách không cần trả tiền boa ở các nhà hàng, khách sạn, nhất là sân bay.

5. Những món ăn đặc sắc của Singapore
Singapore được xem là thủ đô ẩm thực của Châu Á. Người dân Singapore rất đam mê ăn uống. Hầu hết các góc phố ở trên quốc đảo này, bạn sẽ tìm thấy cơ man nào là các loại món ăn, dù nóng hay nguội, vào bất cứ giờ nào trong ngày hay đêm. Trong thành phố quốc tế và đa văn hoá này, bạn có thể cảm nhận được sự pha trộn của các mùi vị thức ăn từ khắp nơi trên thế giới: món ăn Trung Quốc, Malay, Ấn Độ, Paranakan và còn nhiều, rất nhiều món ăn của các dân tộc khác.
Món ăn Singapore là câu chuyện đầy hương vị về sự đa dạng văn hoá độc đáo của đất nước này cũng như về sự đan xen và chuyển hoá lẫn nhau của từng nét văn hoá. Cho dù món ăn Singapore bắt nguồn từ Ấn Độ và Trung Quốc và những nước khác trong khu vực và có thể vẫn mang cái tên cũ nhưng chúng đều được Singapore hoá không lẫn vào đâu được.
Cuối cùng phải nhắc tới những quy định cực kỳ nghiêm ngặt trong việc chuẩn bị thức ăn và vệ sinh công cộng ở Singapore. Nhờ có những quy định này mà bạn có thể đi ăn ở bất cứ nhà hàng nào trên hòn đảo này mà không phải e ngại gì.

a. Canh sườn heo Bak Kut The
Đây là món canh của Phúc Kiến, Trung Quốc. Sườn lợn được hầm với gia vị và tỏi. Sau đó cho thêm tương và muối. Đun nhỏ lửa đến khi sườn mềm. Món canh này ăn cùng cơm trắng và xì dầu.

b. Hủ tiếu xào Char Kway Teow
Món ăn này trước đây là bữa ăn của người nghèo. Theo thời gian, người ta thêm vào nhiều loại thực phẩm khi chế biến và món đó trở thành một trong những món ăn được ưa thích nhất của người dân.

c. Bánh trứng cà rốt
Đây là món ăn khoái khẩu của người hoa từng được dùng trong bữa điểm tâm. Tuy nhiên hiện nay người ta ăn món này vào bất cứ thời gian nào trong ngày.

d. Thịt nướng xiên Satay
Ướp thịt với hỗn hợp gia vị trong 30 phút, xiên thịt vào que. Nướng thịt trên bếp nướng ngoài trời hay bỏ vỉ trên cùng cảu lò nướng ở nhiệt độ 2400oC trong khoảng 5-7 phút cho mỗi bên, phết dần trong lúc nướng. Món thịt này ăn kèm với tương đậu phộng, dưa leo và hành tây.Satay có nguồn gốc từ Malaysia nhưng theo thời gian, người Peranakan và người Trung Quốc cũng bắt đầu làm món ăn này. Món thịt nướng xiên Satay được xem là một trong những món ăn mà du khách ưa thích nhất.

e. Cua sốt tiêu.
Đây là một món ăn “không thể bỏ qua” tại Singapore. Cua được chế biến với bơ, nhiều tỏi, dầy hào, gừng, hương liệu và tiêu xay để tạo ra một món ăn tuyệt hảo. Sử dụng tôm he để chế biến món này cũng rất ngon.
(ST)


VÀI NÉT VỀ ĐẤT NƯỚC SINGAPORE

Cộng hòa Singapore (Republic of Singapore) là quốc gia nhỏ nhất của Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Malaysia, phía nam bang Johor của Malaysia và phía bắc đảo Riau của Indonesia. Singapore nằm cách xích đạo chỉ 137 km về hướng bắc.

Singapore từng là một làng cá của người Mã Lai khi nó bị chiếm làm thuộc địa của Anh vào thế kỷ 19. Sau đó, quân đội Nhật chiếm đóng Singapore trong Thế chiến thứ hai, và sau nữa nước này là một phần trong sự liên kết tạo thành Liên bang Mã Lai. Khi Singapore giành được độc lập, với rất ít tài nguyên thiên nhiên, đây là một nước không ổn định về chính trị xã hội và không phát triển về kinh tế. Đầu tư nước ngoài và sự công nghiệp hóa do nhà nước chỉ đạo đã tạo ra một nền kinh tế dựa chủ yếu trên xuất khẩu hàng điện tử và gia công.

  • Khẩu hiệu quốc gia: Majulah Singapura ("Tiến lên, Singapore")
  • Thủ đô: Singapore
  • Ngôn ngữ chính thức: Tiếng Mã Lai (quốc ngữ), Anh, tiếng phổ thông (Trung Quốc), Tamil
  • Chính phủ: Nghị viện Cộng hòa
  • Tổng thống: Sellapan Ramanathan
  • Thủ tướng: Lý Hiển Long
  • Diện tích: 692,7 km² (hạng 175)
  • Dân số: 4.425.720 (hạng 118 - năm 2005)
  • Đơn vị tiền tệ: Đôla Singapore (SGD)
  • Tên miền Internet: .sg
  • Mã số điện thoại: +65¹

Quốc kỳ

Quốc kỳ của Singapore gồm 2 phần: nửa ở trên màu đỏ và nửa dưới màu trắng. Ngoài ra, ở nửa trên còn có thêm hình trăng lưỡi liềm và 5 ngôi sao. Mỗi một màu, một hình ảnh đều có ý nghĩa riêng của nó. Màu đỏ trên lá cờ Singapore tượng trưng cho mối tình anh em giữa người với người, giữa các dân tộc trên thế giới, và sự bình đẳng của con người. Còn một cách hiểu khác đó là vì Singapore là một nước đa dân tộc (gồm Trung Quốc, Malaysia, Ấn Độ,... ) nên có thể hiểu màu đỏ này theo nhiều mặt: sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia, sự may mắn của những người Trung Quốc. Màu trắng là biểu tượng của sự trong sạch và tinh khôi vĩnh viễn, không nhơ bẩn. Trăng lưỡi liềm có nghĩa biểu trưng cho 1 quốc gia trẻ còn đang trên đường phát triển. Năm ngôi sao nhỏ gần mặt trăng tượng trưng cho năm lý tưởng của quốc gia Singapore: dân chủ, sự bình đẳng, hòa bình, phát triển và công bằng.

Lịch sử

Tên Singapore xuất phát từ Singapura trong tiếng Malaysia (hay tiếng Malay), vốn được lấy từ nguồn gốc của chữ Phạn là siMha (sư tử) và pura (thành phố). Từ đó Singapore được biết với cái tên Thành phố Sư Tử. Tên gọi này bắt nguồn từ một vị hoàng tử tên là Sang Nila Utama. Theo truyền thuyết, vị hoàng tử này nhìn thấy một con sư tử là sinh vật sống đầu tiên trên hòn đảo và do đó đặt tên cho hòn đảo là Thành phố Sư Tử (Singapura).[1]

Những bằng chứng đầu tiên về sự tồn tại của hòn đảo được tìm thấy trong những văn bản của Trung Quốc từ thế kỉ thứ 3. Hòn đảo là nơi chiếm đóng của đế chế Sumatran Srivijaya và khởi đầu có tên theo tiếng Java là Temasek. Temasek phát triển thành một thành phố thương mại thịnh vượng nhưng sau đó dần dần suy tàn. Từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19, Singapore là một phần của Vương quốc Johor.

Năm 1819, ông Thomas Stamford Raffles, một viên chức của công ty East India (của Anh), đã kí một thỏa thuận với vua của Johor. Ông đồng thời thiết lập Singapore trở thành một trạm thông thương buôn bán và nơi định cư, sau này đã nhanh chóng phát triển và thu hút sự di dân từ nhiều chủng tộc khác nhau. Singapore sau đó đã trở thành thuộc địa của Anh năm 1867. Sau một chuỗi các hoạt động mở mang lãnh thổ, Đế quốc Anh nhanh chóng đưa Singapore trở thành một trung tâm tập trung và phân phối dựa vào vị trị rất quan trọng của nó trên con đường biển nối giữa châu Âu và Trung Quốc.

Trong Thế chiến thứ hai, quân đội Đế quốc Nhật xâm chiếm Malaya và những vùng lân cận trong Cuộc chiến Malaya, lên đến cực điểm tại Cuộc chiến Singapore. Quân Anh không được chuẩn bị và nhanh chóng thất thủ mặc dù có lực lượng đông hơn. Anh giao nộp Singapore cho quân Nhật vào ngày 15 tháng 2 năm 1942. Người Nhật đổi tên Singapore sang tiếng Nhật thành Syonan-to, nghĩa là "Ánh sáng Miền Nam", và chiếm đóng nó cho đến khi quân Anh trở lại chiếm hòn đảo một tháng sau sự đầu hàng của Nhật vào tháng 9 năm 1945.

Singapore trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959 với người đứng đầu nhà nước đầu tiên là Yusof bin Ishak và thủ tướng đầu tiên là Lý Quang Diệu sau cuộc bầu cử năm 1959. Cuộc trưng cầu dân ý về việc sát nhập Singapore vào Liên bang Mã Lai đã đạt được năm 1962, đưa Singapore trở thành một thành viên của liên bang Mã Lai cùng với Malaya, Sabah và Sarawak như là một bang có quyền tự trị vào tháng 9 năm 1963. Singapore bị tách ra khỏi liên bang vào ngày 7 tháng 8 năm 1965 sau những bất đồng quan điểm chính trị chính phủ của bang và hội đồng liên bang tại Kuala Lumpur. Singapore dành chủ quyền 2 ngày sau đó, vào ngày 9 tháng 8 năm 1965, sau này đã trở thành ngày Quốc khánh của Singapore. Malaysia là nước đầu tiên công nhận nền độc lập của Singapore.

Độc lập đồng nghĩa với tự túc, Singapore đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong giai đoạn này, bao gồm nạn thất nghiệp, thiếu nhà ở, đất đai và tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ. Trong nhiệm kỳ thủ tướng của mình từ năm 1959 đến 1990, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng kiềm chế thất nghiệp, tăng mức sống và thực hiện một chương trình nhà ở công cộng với quy mô lớn. Các cơ sở hạ tầng kinh tế của đất nước được phát triển, mối đe dọa của căng thẳng chủng tộc được loại bỏ và một hệ thống phòng vệ quốc gia được thiết lập. Singapore từ một nước đang phát triển trở thành một nước phát triển vào cuối thế kỷ 20.

Năm 1990, Goh Chok Tong kế nhiệm chức thủ tướng, đối mặt với nhiều khó khăn bao gồm ảnh hưởng kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997, sự lan tràn của SARS năm 2003 cũng như những đe dọa khủng bố từ Jemaah Islamiah, hậu 11 tháng 9 và các vụ đánh bom ở Bali. Năm 2004, Lý Hiển Long, con trai cả của Lý Quang Diệu, trở thành thủ tướng thứ ba.

Chính trị và chính phủ

* Ngày quốc khánh: 9 tháng 8
* Tổng thống: Sellapan Ramanathan, nhậm chức ngày 1 tháng 9 năm 1999, nhiệm kỳ 6 năm
* Thủ tướng: Lý Hiển Long (Lee Hsien Loong), nhậm chức ngày 12 tháng 8 năm 2004
* Phó Thủ tướng: Tony Tan Keng Yam, từ tháng 1 năm 1996 đến nay
* Chủ tịch Quốc hội: Abdullah Tarmugi, nhậm chức ngày 26 tháng 3 năm 2002
* Thể chế nhà nước: chế độ cộng hoà
* Chính trị: Singapore theo chế độ đa đảng. Từ khi giành độc lập đến nay, Đảng Hành động Nhân dân (People's Action Party) liên tục cầm quyền. Lý Quang Diệu là cựu Tổng thư ký của đảng và từ tháng 12 năm 1992 đến nay Tổng thư ký Đảng là Goh Chok Tong. Chủ tịch đảng hiện nay là Tony Tan.

Địa lý
Đất nước có hình dạng một viên kim cương bao quanh bởi nhiều đảo nhỏ khác. Có hai con đường nối giữa Singapore và bang Juhor của Malaysia — một con đường nhân tạo có tên Đường nối Johor-Singapor ở phía Bắc, băng qua eo biển Tebrau và chỗ nối thứ hai Tuas, một cầu phía Tây nối với Juhor. Đảo Jurong, Pulau Tekong, Pulau Ubin và Sentosa là những đảo lớn nhất của Singapore, ngoài ra còn có nhiều đảo nhỏ khác. Vị trí cao nhất của Singapore là đồi Bukit Timah với độ cao 166 m.

Vùng thành thị trước đây chỉ tập trung ở khu vực phía Bắc Singapore bao quanh sông Singapore, hiện nay là trung tâm buôn bán của Singapore, trong khi đó những vùng còn lại rừng nhiệt đới ẩm hoặc dùng cho nông nghiệp. Từ thập niên 1960, chính phủ đã xây dựng nhiều đô thị mới ở những vùng xa, tạo nên một Singapore với nhà cửa san sát ở khắp mọi miền, mặc dù Khu vực Trung tâm vẫn là nơi hưng thịnh nhất. Ủy ban Quy hoạch Đô thị là một ban của chính phủ chuyên về các hoạt động quy hoạch đô thị với nhiệm vụ là sử dụng và phân phối đất hiệu quả cũng như điều phối giao thông. Ban đã đưa ra quy hoạch chi tiết cho việc sử dụng đất ở 55 khu vực.

Singapore đã mở mang lãnh thổ bằng đất lấy từ những ngọn đồi, đáy biển và những nước lân cận. Nhờ đó, diện tích đất của Singapore đã tăng từ 581,5 km² ở thập niên 1960 lên 697,25 km² ngày nay (xấp xỉ diện tích huyện Cần Giờ (thành phố Hồ Chí Minh)), và có thể sẽ tăng thêm 100 km² nữa đến năm 2030.

Singapore có khí hậu nhiệt đới ẩm với các mùa không phân biệt rõ rệt. Đặc điểm của loại khí hậu này là nhiệt độ và áp suất ổn định, độ ẩm cao và mưa nhiều. Nhiệt độ thay đổi trong khoảng 22°C đến 34°C (72°–93°F). Trung bình, độ ẩm tương đối khoảng 90% vào buổi sáng và 60% vào buổi chiều. Trong những trận mưa lớn kéo dài, độ ẩm tương đối thường đạt 100%. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đã từng xuất hiện là 18,4°C (65,1°F) và 37,8°C (100,0°F).

Sự đô thị hóa đã làm biến mất nhiều cánh rừng mưa nhiệt đới một thời, hiện nay chỉ còn lại một trong số chúng là Khu Bảo tồn Thiên nhiên Bukit Timah. Tuy nhiên, nhiều công viên đã được gìn giữ với sự can thiệp của con người, ví dụ như Vườn Thực vật Quốc gia. Không có nước ngọt từ sông và hồ, nguồn cung cấp nước chủ yếu của Singapore là từ những trận mưa rào được giữ lại trong những hồ chứa hoặc lưu vực sông. Mưa rào cung cấp khoảng 50% lượng nước, phần còn lại được nhập khẩu từ Malaysia hoặc lấy từ nước tái chế - một loại nước có được sau quá trình khử muối. Nhiều nhà máy sản xuất nước tái chế đang được đề xuất và xây dựng nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào việc nhập khẩu.

Kinh tế

Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc tinh vi. Singapore là nước hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu nhập quốc dân). Singapore cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.

Giao thông

Hệ thống giao thông công chánh ở Singapore rất phát triển. Chất lượng đường bộ của đảo quốc này được đánh giá là vào loại tốt nhất thế giới. Giao thông tại Singapore được vận hành theo mô hình của Anh, trái với giao thông tay phải của châu Âu lục địa.

Singapore có nhiều loại phương tiện giao thông công cộng, trong đó hai phương tiện phổ biến nhất là xe bus và tàu điện ngầm mà người Singapore thường gọi là MRT (Mass Rapid Transit). Người đi xe bus trả tiền mua vé cho từng chặng, ngoại trừ trường hợp họ có thẻ từ tự động EZlinnk (thẻ này cho phép họ sử dụng dịch vụ của xe bus giá rẻ và trong một thời gian dài). Hệ thống tàu điện ngầm của Singapore có 42 ga (hiện vẫn tiếp tục phát triển) và có giờ làm việc là từ 06:00 tới 24:00. Taxi cũng là một phương tiện giao thông khá phổ biến ở Singapore và không quá đắt.

Do Singapore có diện tích rất hẹp, nên chính quyền Singapore thường có những biện pháp đặc biệt để tránh tình trạng nghẽn xe, tắc đường. Chẳng hạn họ đã thiết lập các "khu vực giao thông hạn chế" nhằm ngăn chặn các phương tiện giao thông chở dưới bốn hành khách trong các giờ cao điểm, ngoại trừ trường hợp họ có giấy phép đặc biệt.

Singapore cũng có phương tiện giao thông đường thủy phổ biến là thuyền máy nhỏ, tuy nhiên đa só chúng chỉ được dùng cho mục đích du lịch. Các du khách tới Singapore có thể tham quan thành phố bằng đường thủy trên sông Singapore trong những tour kéo dài khoảng 30 phút.

Dân số

Tổng số dân của nước này là 4.452.732 người (tính đến tháng 7 năm 2002) trong đó 76,7% là người Hoa, 14% người Mã Lai, 7,9% người Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka; 2% người gốc khác.

Văn hóa

Xã hội Singapore là một xã hội đa sắc tộc gồm nhiều nền văn hoá khác nhau như Trung Quốc, Ấn độ, Mã Lai... Trẻ em bắt đầu đi học khi 6 tuổi, hệ thống giáo dục cơ bản của Singapore là 10 năm, 6 năm cấp I và 4 năm cấp II. Sau đó, học sinh có thể chọn tiếp dự bị đại học (pre-university) hoặc vào các trường kỹ thuật (polytechnic).

(Theo Wikipedia)


HÀNH TRANG ĐẾN SINGAPORE - BẠN CẦN BIẾT

Giờ đây, một mình “phiêu lưu” tới các nước láng giềng như Singapore không còn là chuyện khó khăn lắm với các bạn có chút máu khám phá và biết tiếng Anh. Một số thông tin dưới đây sẽ cần thiết cho những bạn chưa đặt chân đến đảo quốc sư tử.

Ngoài các vật dụng cần thiết, thuốc men, máy ảnh... thì bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một bản photocopy hộ chiếu, số điện thoại để liên hệ khi cần và thông tin về nhóm máu phòng khi có chuyện cần đến. Nên dùng những đôi giày nhẹ, mềm và quen chân vì bạn sẽ đi bộ và xếp hàng rất nhiều. Để không bị lẫn lộn và dễ dàng nhận ra valy của mình trên băng chuyền hành lý, bạn nên cột một khăn màu sáng trên valy.

Tại Singapore, ngoài những điều ai cũng biết như không được nhai kẹo cao su, cấm hút thuốc nơi công cộng, bạn cũng nên chú ý trên xe buýt, tàu điện ngầm cũng không cho phép ăn uống, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Cước xe taxi rất đắt và phải đến trạm taxi xếâp hàng chờ đợi đến phiên chứ không có sẵn trên đường như Việt Nam. Do đó, xe buýt và tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển tiện dụng và thích hợp nhất. Chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút là bạn có thể biết được cách thức đón một chuyến tàu điện ngầm hay xe buýt qua sơ đồ trạm dừng luôn có sẵn trong khách sạn.
Không như Việt Nam, xe buýt Singapore không có nhân viên thu tiền nên bạn phải chuẩn bị sẵn các đồng tiền cắc, bỏ vào hộp cạnh tài xế và vé sẽ được in ra.
Khi sắp đến trạm muốn xuống, bạn chỉ ấn nút màu đỏ trên xe. Shopping là một thú vui không thể bỏ qua khi du lịch nước này. Muốn mua đồ hiệu, bạn nên tới các trung tâm thương mại lớn như Suntec City, Orchard road; cần đồ điện tử thì bạn ghé Simlim hay Funan center.
Lưu ý là nên mang theo hộ chiếu (nếu bạn muốn hoàn thuế) và yêu cầu cho bạn thẻ bảo hành, phiếu hoàn thuế. Bạn đừng ngại mặc cả và thử đồ, nếu thấy món hàng ưng ý thì nên mua ngay vì có thể bạn không gặp lại món đồ đó ở cửa hàng khác hoặc món hàng đó không còn khi bạn quay lại.

(Theo SGGP)



ĐI SINGAPORE MUA HÀNG GIẢM GIÁ

Mất 2 giờ 15 phút để bay thẳng từ TP Đà Nẵng đến Singapore bằng máy bay của hãng SILKAIR, 14 hành khách trong đoàn du lịch chúng tôi đã đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác dù không ít người trong số họ không phải mới đến đất nước này lần đầu...
Khi ra sân bay để trở lại Đà Nẵng, một bạn đồng hành ngẫu hứng ngâm nga: Chưa đi chưa biết Singa/po xong mới thấy rất là OK! Hai câu thơ dạng Bút Tre đọc đúng "văn cảnh" khiến mọi người cười ồ thán phục. Trong đoàn, chỉ có tôi là người Quảng Bình nên được anh chị em gọi bằng cái tên thân thiện đặc trưng: bọ. Có lẽ bọ là người "đã" hơn cả trong suốt 5 ngày ở Singapore.

Bọ “ngạc nhiên chưa”?
Trong khi mọi người trầm trồ thán phục về điều này, điều khác thuộc tầm vĩ mô của Singapore, chẳng hạn như quy hoạch đô thị, quản lý hành chính, xử lý môi trường... thì bọ bận tâm đến những điều "vặt vãnh".

Điều đầu tiên làm bọ trố mắt ngạc nhiên là khi đang loay hoay hỏi mua một chai nước uống thì người hướng dẫn viên chỉ vào vòi nước gần... cổng toilet. Chưa hiểu mô tê chi cả thì đã thấy mọi người ghé vào vòi nước và... uống luôn. Sau này, bọ mới hiểu rằng, nước trong hệ thống đường ống của cả đất nước này đã được xử lý tiệt trùng nên "quý khách cứ thoải mái sử dụng".

Từ nhà quê vào sống ở Đà Nẵng, thành phố đang "nổi" của miền Trung, bọ đã rất sợ mỗi khi ra đường thấy xe cộ đi lại nghênh ngang. Thế nên sang đây thấy xe cộ cứ tuần tự mà đi, bọ đã thấy lạ. Càng lạ hơn khi cần đi bộ sang đường, người ta hướng dẫn bọ cứ thế ấn nút trên cột đèn tín hiệu, bọ làm theo, lúc ấy đoàn xe dừng lại và bọ ung dung đi qua. Oách thật!

Mấy ngày đầu thì bọ còn nhịn được, nhưng sự tò mò làm bọ phải hỏi, rằng vì sao ở Singapore không thấy trạm thu lệ phí giao thông. Rồi mới biết chuyện thu lệ phí là hoàn toàn tự động, xe đi ngang, trạm thu phí (vốn không nhìn thấy) đã trừ tiền trong card gắn trên xe của tài xế. Lần này thì bọ bực mình, tại sao mình không học họ để hàng trăm hàng ngàn trạm thu phí đầy gác chắn với những con người lắm nhiêu khê tồn tại suốt chiều dài đất nước.

Có đi mới biết Jurong...
Vẫn là anh bạn khôi hài chuyên làm thơ Bút Tre: Không đi không biết Jurong/Đi rồi mới biết túi không còn tiền. Hay: Chưa đi chưa biết Sento/sa vào trong túi tiền đô không còn... Đó là anh đang nói về cách làm du lịch để thu tiền du khách của công viên chim Jurong và khu vui chơi giải trí Sentosa. Riêng chuyện này thì anh Trần Thanh Liễng, Giám đốc Công ty Du lịch Xanh và hầu hết anh chị em làm du lịch Việt Nam đi trong đoàn thực sự "tâm phục khẩu phục". Không phải chỉ hai địa chỉ trên mà bất cứ chỗ nào khác như công viên thú đêm, công viên bướm, công viên phong lan, khu biểu diễn nhạc nước, biểu diễn cá heo hay khu thám hiểm đại dương... người Singapore đều nghĩ cách để móc hầu bao của du khách một cách ngọt ngào. Vé vào cửa mỗi nơi không dưới 16 đô la Singapore (tức khoảng 134.000 VND) mà mỗi ngày du khách móc túi bỏ tiền không dưới 5 lần. Không chỉ thế, hôm sau người ta lại tự nguyện dốc hầu bao để tiếp tục mua vé vào nơi khác với đầy niềm hứng thú. Nguyễn Duy Hòa trấn an: "Thực ra thiên nhiên của họ không thể bằng mình, chỉ có điều họ hơn mình ở cách làm". Đỗ Hùng đồng ý: "Nếu ở bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) mà quy hoạch thành công viên chim, thú gì đó thì về địa thế Jurong còn phải chạy dài".

Cuộc "loạn đàm" bắt đầu từ việc biểu diễn thú ở Night Safari. Cứ 30 phút một suất, nhưng suất nào trên khán đài cũng chật cứng người xem. Hòa bảo: "Biểu diễn kiểu này thì mấy ông Sơn Đông mãi võ bên ta cũng làm được". Làm được, nhưng sao không làm? Chị Hạnh đế vào: "Nhưng ở ta đang có phong trào resort, resort, resort...". Ừ nhỉ, khắp nơi làm resort, có lẽ sau này du khách đến ta du lịch sẽ đi thăm từ resort này đến... resort khác. Bọ đăm chiêu suy nghĩ, rồi để giải tỏa niềm ưu tư, học kiểu khôi hài Bút Tre của anh bạn, tự trào: "Lần này đến được nước Sing/Bọ mới thấy được là mình rất quê".

Cô Tan xinh đẹp chưa bằng lòng...
"Ngày nay Singapore là điểm đến ưa thích của hàng triệu du khách quốc tế, một thành phố không giống nơi nào khác, để lại cho bạn những ký ức đặc biệt và khó quên. Ngay cả khi bạn cho rằng bạn đã biết rõ về nó, thành phố sư tử này sẽ cho bạn những điều mới mẻ mà bạn không ngờ đến, làm bạn phấn khích vô cùng. Nhiều điều kỳ thú mà bạn chưa thấy bất kỳ ở đâu. Hãy đến và khám phá, bạn sẽ hiểu vì sao chúng tôi gọi thành phố của chúng tôi là Độc đáo Singapore". Lời giới thiệu của ngành du lịch Singapore có lẽ vẫn chưa nói hết sự... độc đáo của họ. Nhưng bọ nghĩ, có khen thêm cũng chẳng khác nào khen ngân hàng nhiều tiền, nên nói qua chuyện khác vậy.

Trong khi tiềm năng du lịch dường như vẫn còn... vô tận thì người Singapore vẫn không chịu bằng lòng. Chả thế mà khi giới thiệu với đoàn Việt Nam, cô Sulian Tan Wijaya ở Tổng cục Du lịch Singapore đã không đề cập gì về những điều trên mà lại nói nhiều về một chương trình thu hút khách du lịch khác là "mùa siêu giảm giá tại Singapore" diễn ra từ 27/5 đến 24/7. Bọ nghĩ mà phục lăn vì người Singapore "lắm trò" thật!

Cô Sulian Tan Wijaya là Giám đốc bán hàng của Tổng cục Du lịch (hàm vụ trưởng ở bên ta) nhưng chỉ mới 26 tuổi và trông như một người mẫu. Khi cô xuất hiện, mấy anh chàng cầm camera run hết tay chân. Bọ làm ra vẻ "không muốn nhìn" nhưng mắt thì cứ... lé đi. Chỉ khi làm việc thì mới biết vì sao trẻ thế cô đã làm giám đốc. Theo Tan thì trong hai tháng "sale", tất cả các mặt hàng từ thời trang cho đến đồ ăn uống, từ hàng điện tử cho đến đồ trang sức đều giảm giá từ 20 - 70%. "Chiến dịch sale nhằm thu hút du khách và dần dần xóa bỏ quan niệm cho rằng Singapore là một điểm du lịch đắt tiền và quá khả năng của nhiều người". Bọ tò mò hỏi: "Siêu giảm giá như vậy liệu có lỗ và chính phủ có bù cho khoản lỗ này?", Tan cười: "Việc này không liên quan đến chính phủ, chỉ do Hiệp hội bán lẻ Singapore tổ chức. Hơn nữa cho dù giảm giá thì vẫn không lỗ, chỉ lãi nhiều hay lãi ít mà thôi!". Nhìn đôi mắt thông minh chứa đầy tham vọng công việc, bọ cảm nhận cô Tan chưa tự bằng lòng và sẽ nghĩ ra nhiều "trò" khác nữa.

Sale, sale toàn sale...
Bọ theo mọi người đến đại lộ mua sắm được yêu thích nhất là Orchard Road (nói theo giọng bọ là Ô Chợ Rốt), rồi đến Marina Bay, Bugis... sau đó thì lang thang trên các phố đêm từ nội đến ngoại thành... Bất kỳ chỗ nào cũng thấy người ta treo đầy các tấm biển màu vàng viết chữ đỏ: Sale 30%, Sale 50%, Sale 70%... Bọ hứng khởi hát theo bài Quảng Bình quê ta ơi, thay đoạn "Khoan khoan hò khoan" bằng "Seo seo toàn seo".

Người ta bảo chưa có nơi nào trên thế giới mà các nhãn hiệu nổi tiếng tập trung với mật độ cao trong một khu mua sắm như Singapore. Người Singapore hãnh diện nói: "Đây là nơi duy nhất mà bạn gần như có thể mua sắm cả thế giới!". Bọ thấy họ nói không sai, có điều xin mách nhỏ, vì toàn hàng hiệu nổi tiếng nên cho dù đi du lịch vào dịp hai tháng sale thì bạn cũng nhớ mang nhiều... tiền.

Bọ cũng muốn mua chiếc đồng hồ đeo tay chính hãng Thụy Sĩ, nhưng dù đã sale thì giá tiền cũng... chính hãng nên bọ tìm cách khác, đến khu tiểu Ấn (khu phố của người Ấn Độ được tiếng là bình dân) cũng để mua đồng hồ. Tại đây, chỉ với giá 5 - 15 đô la Singapore một chiếc đồng hồ, bọ tha hồ chọn lựa. Cái độc đáo là vỏ đồng hồ được người Ấn làm thủ công nên không có chiếc nào giống chiếc nào, tức là không thể "đụng hàng", không đụng hàng thành ra... hàng độc.

Về nước, bọ đeo một chiếc đồng hồ "hàng độc" đi uống cà phê và cố tình đưa tay trái về phía trước, các "đại gia" thích chơi "hàng độc" nhìn thấy muốn nổ đom đóm mắt. Bọ cười thầm và nhất quyết không khai "của độc" này chỉ có giá... 90.000 VND (bằng 2/3 chai bia Heineken tại Singapore)!

(Theo: Thanh Niên Online)



DU LỊCH BA LÔ ĐẾN SINGAPORE

Chỉ cần một tấm hộ chiếu còn giá trị trên 6 tháng, chút máu phiêu lưu, bạn có thể làm một chuyến du lịch “bụi” khám phá đất nước Singapore xinh đẹp với chi phí tiết kiệm hơn hẳn so với đi tour tại các công ty.

Hiện nay, Hãng hàng không Tiger Airways đang cung cấp các chuyến bay giá rẻ từ Singapore đến Việt Nam và ngược lại. Nếu mua vé trước 2 tháng so với ngày khởi hành, bạn chỉ phải trả 175 đôla Sing (tương đương 104 USD) cho một vé khứ hồi TP HCM - Singapore.

Di chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng ở Singapore cũng khá rẻ và thuận tiện. Bạn có thể dễ dàng sử dụng hệ thống xe buýt chất lượng cao và tàu điện ngầm MRT để đi đến hầu hết các nơi trong thành phố chỉ với giá 0,7-1,7 đôla Sing (1 đôla Sing = 9.414 đồng).

Khi muốn nghỉ đêm tại Singapore, bạn có thể liên hệ Khu nghỉ mát Costa Sands để đặt trước nhà hoặc lều nghỉ tại bốn địa điểm nghỉ mát Downtown East, Sentosa, East Coast và Pasir Ris với giá 60-290 đôla Sing/đêm.

Hoặc liên hệ với Trung tâm thông tin du khách trên đường Orchard hoặc phi trường Changi để được cung cấp địa chỉ các khu vực lưu trú và giá cả cụ thể. Bạn cũng có thể đăng ký tour hoặc vé vào xem các chương trình biểu diễn, lễ hội… tại các trung tâm này.

Singapore có rất nhiều món ăn địa phương và quốc tế khác nhau cho bạn tha hồ chọn lựa như “Roti Prata” (bánh xếp kiểu Ấn), “Nasi Padang” (cơm trộn kiểu Malay), “Chilli Crab” (cua chiên ớt) và món “cơm gà Singapore”. Rất dễ tìm thấy các món này ở những quán ăn như: phố Sa-tế Lau Pa Sat dọc theo đường Boon Tat, phố ăn Chinatown ở đường Smith, Fishermen’s Village cạnh bờ biển ở Pasir Ris....

Ở Singapore, mua sắm thật sự là một hành trình thú vị. Tại đây bạn có thể tìm thấy mọi thứ từ trang phục, hàng điện tử, phần mềm máy tính, đồ cổ v.v... với đủ loại nhãn hiệu từ bình dân tới cao cấp tại các trung tâm mua sắm trên đường Orchard, khu Tiểu Ấn, phố Trung Hoa, phố Ả Rập…

Nên nhớ rằng hàng hóa và dịch vụ được đánh thuế 5% ở hầu hết các cửa hàng. Tuy nhiên, bạn có thể được hoàn lại thuế ngay tại sân bay nếu giá trị hóa đơn mua sắm từ 300 đôla Sing trở lên.

Một số điểm du lịch mà bạn không thể bỏ qua khi ghé Singapore là các khu sắc tộc (Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập), vườn thú đêm Night Safari, vườn chim Jurong, đảo Sentosa, công viên Escape Theme…

Để tham quan các địa điểm nổi tiếng trong trung tâm thành phố như công viên Sư Tử, Tòa án tối cao, Tòa thị chính… Singapore có tour “Vịt lội nước” xuất phát tại Trung tâm thương mại Suntec City với giá 33 đôla Sing/người.

(Theo SGGP)


MẸO VẶT MUA SẮM SINGAPORE

Trước khi ghé vào các cửa hàng, bạn hãy tự trang bị cho mình những thông tin về các thông lệ và những điều kiện tại địa phương. Những mẹo vặt mua sắm dưới đây sẽ giúp bạn có những kinh nghiệm lý thú khi mua sắm ở Singapore. Hãy liên hệ với nhân viên bảo vệ khách sạn hoặc ghé đến bất kỳ Trung tâm Thông tin Singapore nào để được giúp đỡ khi đến.

Giờ mua sắm
Một số cửa hàng bách hóa và một vài cửa hiệu nhỏ hơn mở cửa hàng ngày từ 10g đến khoảng 21g, hoặc thậm chí đến 10 tiếng. Singapore là một trong vài quốc gia trên thế giới khá an toàn khi dạo phố về đêm. Chỉ cần lưu ý sơ, bạn có thể mua sắm an toàn.

Trung tâm mua sắm Mustafa ở khu Tiểu Ấn là cửa hàng bách hóa duy nhất ở Singapore mở cửa 24 giờ mỗi ngày.

Giá cả và Mặc cả
Những tờ báo địa phương thường đưa tin rất nhanh về tình hình giá cả và những chương trình khuyến mãi mới nhất. Bạn có thể dành chút ít thời gian để đọc lướt và so sánh giá cả trước khi mua hàng.

Ở các cửa hàng bách hóa, tất cả các món hàng đều có bảng niêm yết giá với giá cố định. Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng niêm yết giá nhưng thường có thể linh động nếu bạn có yêu cầu giảm giá. Hãy yêu cầu người bán lẻ ra giá “thấp nhất”, sau đó bạn mặc cả cho đến khi hai bên đi đến giá thỏa thuận.

Thẻ tín dụng/Thẻ thanh toán
Hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận những thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế chính. Nếu bạn gặp cửa hàng nào đòi tính thêm khoản phụ thu, hãy liên hệ với văn phòng của công ty thẻ thanh toán có liên quan tại địa phương để kịp thời chấn chỉnh những việc làm sai trái.

Tiền tệ
Đối với ngân phiếu du lịch và những vấn đề tài chính khác, hãy liên hệ với những ngân hàng thường hoạt động từ 9g30 đến 15g30, từ thứ Hai đến thứ Sáu, và từ 9g30 đến 11g30 vào những ngày thứ Bảy. Để thuận tiện hơn, các máy rút tiền tự động được lắp đặt một cách tiện lợi tại các ngân hàng và hầu hết các trung tâm mua sắm và phục vụ 24/24.

Bạn có thể đổi ngoại tệ tại các ngân hàng, khách sạn và bất cứ nơi nào có trưng bảng hiệu “Quầy đổi tiền hợp pháp” (Licensed Money Changer).

Biên nhận và các chính sách trả đổi hàng
Tất cả các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng bán lẻ nhỏ đều cung cấp phiếu thanh toán hoặc biên nhận khi mua bán. Bạn đừng ngại yêu cầu người bán hàng cung cấp biên nhận nếu họ lờ đi và hãy kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết ghi trên biên nhận.

Những cửa hàng lớn hơn và các cửa hàng bách hóa sẽ đổi hàng hóa nếu được trả lại trong tình trạng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, việc trả lại hàng hóa thường chỉ được chấp nhận trong một số ngày nhất định (thường là 3 ngày) kể từ ngày mua, và phải trình hóa đơn thanh toán. Những cửa hàng nhỏ hơn thường không dễ dãi cho lắm, vì thế bạn hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng cũng như phương thức trả lại hàng trước khi mua hàng.

Nếu bạn chưa quyết định mua hàng trong một cửa hàng bách hóa và muốn dành thời gian để xem xét thêm, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng để dành món hàng đó cho mình. Hàng hóa chỉ có thể để dành tối đa trong 3 ngày.

Chính sách hoàn thuế GST
Bạn phải chịu 5% thuế GST tại Singapore. Du khách có thể đòi lại tiền hoàn thuế GST khi mua hàng. Tiền hoàn thuế GST không áp dụng cho trường hợp di chuyển bằng đường bộ và đường thủy.

Trong Chương trình GST Hoàn tiền Toàn cầu (Global Refund GST Scheme), hãy tới bất cứ cửa hàng nào có biểu tượng “MUA HÀNG MIỄN THUẾ" (TAX FREE SHOPPING) và làm theo các bước đơn giản sau:

1. Chi tiêu tối thiểu 100 đôla Sing tại bất kỳ điểm bán lẻ nào là hội viện của Global Refund.
2. Xuất trình passport cho người bán lẻ để nhận được phiếu hoàn thuế (Global Refund Cheque).
3. Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để xác minh.
4. Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ngân phiếu hoặc Phiếu mua sắm miễn phí tại phi trường (Airport Shopping Vouchers) ở các Quầy hoàn thuế (Global Refund counter) tại sân bay. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại.

Các trung tâm chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt thuộc trung tâm thành phố - tại Quầy thông tin hoặc Quầy dịch vụ khách hàng
• Trung tâm Funan The IT Mall (tầng 2), 11g – 20g mỗi ngày
• Khu mua sắm Centrepoint (tầng 1), 11g – 21g mỗi ngày
• Khu mua sắm Sim Lim Square, (tầng 1), 11g – 20g mỗi ngày
• Khu mua sắm Wisma Atria (tầng 1), thứ Hai - thứ Bảy : 10g - 20g, Chủ nhật và các ngày lễ : 12g – 20g.

Bạn cũng có thể ghé đến bất kỳ trung tâm trung tâm chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt nào trong thành phố để làm thủ tục kê khai thuế ngay sau khi mua hàng. Tiền hoàn thuế được thanh toán bằng đôla Singapore và được giới hạn đến mức tối đa là $500 trên mỗi du khách. Du khách được yêu cầu xuất trình thẻ tín dụng Visa hoặc Mastercard còn giá trị trong 6 tháng để sử dụng dịch vụ này. Ngoài ra, phiếu hoàn thuế phải có xác nhận của Hải quan trong vòng 2 tháng kể từ ngày phát hành, trước khi bạn khởi hành bằng đường hàng không.

Để biết thêm chi tiết về chính sách hoàn thuế GST, vui lòng xem trang web www.globalrefund.com hoặc gởi thư đến taxfree@sg.globalrefund.com hoặc gọi đường dây nóng 24/24: + 65 6225 6238.

Những người bán lẻ không phải là hội viên của Global Refund/Premier Tax Free thực hiện chính sách hoàn thuế GST riêng của họ. Bạn nên kiểm tra tại các điểm bán lẻ này số lượng chi tiêu tối thiểu để có đủ tiêu chuẩn nhận tiền hoàn thuế GST, vì mỗi cửa hàng đều có mức yêu cầu khác nhau.

Chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free
Kể từ tháng 11 năm 2003 chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free đã được Tổng cục Du lịch Singapore phê chuẩn.
Theo chính sách hoàn thuế GST của Premier Tax Free, bạn có thể mua hàng tại bất kỳ cửa hiêụ nào có trưng bảng hiệu "PREMIER TAX FREE" và thực hiện các bước đơn giản sau đây:
1. Hãy yêu cầu số tiền hoàn thuế Premier khi bạn chỉ mua hàng trị giá 100 đôla Sing tại một cửa hàng riêng lẻ nào là hội viên của Premier. Không cần phải gộp lại các hóa đơn thanh toán cho đến trên $300 như trước đây.
2. Cửa hàng sẽ đưa cho khách du lịch một Mẫu khai xuất khẩu Miễn Thuế Ưu đãi (Premier Tax Free) trong đó ghi rõ: mô tả hàng hóa, giá phải trả bao gồm thuế, số lượng tiền hoàn lại.
3. Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để xác minh.
4. Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế Premier bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ngân phiếu tại các Quầy hoàn thuế Premier (Premier Tax Free counter) tại sân bay, bên cạnh Hải quan. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại. Phí phụ thu không áp dụng cho các khoản hoàn thuế bằng thẻ tín dụng.

Những người bán lẻ không phải là hội viên của Premier Tax Free có thể thực hiện chính sách hoàn thuế GST riêng của họ. Bạn nên kiểm tra tại các điểm bán lẻ này số lượng chi tiêu tối thiểu để có đủ tiêu chuẩn nhận tiền hoàn thuế GST, vì mỗi cửa hàng đều có mỗi mức yêu cầu khác nhau.

Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập www.premiertaxfree.com hoặc liên hệ Premier Tax Free, 371 Beach Road, Singapore 199597, Đường dây nóng 24/24: 1800 829 3733.

Bảo hành
Hãy kiểm tra xem phiếu bảo hành cho món hàng bạn mua có thể hiện đúng các chi tiết của sản phẩm và được xác nhận bằng con dấu của cửa hàng bán lẻ hay không. Phiếu bảo hành quốc tế được áp dụng cho nhiều loại hàng hóa, thường là 12 tháng, tuy nhiên có một số sản phẩm không được bảo hành và thường được bán với giá thấp hơn. Một số phiếu bào hành quốc tế có những giới hạn nhất định và có thể không được áp dụng cho một số quốc gia nào đó.
Hầu hết các cửa hàng sẽ tuân theo yêu cầu của bạn về việc bảo hành, nhưng nếu có cửa hàng nào đó không sẵn lòng giúp đỡ, tốt nhất bạn nên mua hàng ở một chỗ nào khác.

Vận chuyển hàng
Nhiều cửa hàng lớn hơn cung cấp dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng tàu thủy. Để đảm bảo việc chuyển hàng đúng thời hạn, cần có giấy xác nhận những hướng dẫn của bạn. Để tránh hư hỏng và mất mát, bạn nên mua bảo hiểm mọi rủi ro mà cửa hàng có thể cung cấp cho bạn. bên cạnh đó, bạn cũng nên liên hệ với đại diện ngoại giao của nước bạn để kiểm tra những thủ tục hải quan mới nhất.

Nếu bạn gửi hàng hóa về nhà theo đường bưu điện, hãy liên hệ với bưu điện Singapore để có được thông tin về những yêu cầu và những quy định của việc vận chuyển hàng hóa theo đường hàng không và đường biển. Các bưu điện thường mở cửa từ 8g30 đến 17g vào các ngày trong tuần, và 8g30 đến 13g vào các ngày thứ Bảy, trong khi có một số chi nhánh có thể mở cửa lâu hơn. Có một số khách sạn cung cấp dịch vụ đóng hàng.

Giấy phép xuất khẩu
Tất cả các loại vũ khí (ngay cả gươm và dao găm được mua làm quà lưu niệm) phải được kèm theo giấy phép xuất khẩu do Chi nhánh Vũ trang và Chất nổ Singapore cấp tại số 391, đường New Bridge, số 02 – 701, Police Cantonment Complex, Singapore 088762, Đt: (65) 6557 5822. Singapore và nhiều quốc gia khác áp dụng những chính sách hạn chế đối với các sản phẩm làm từ các loài cá nguy cơ tuyệt chủng như ngà voi và da thú. Nếu không chắc chắn, bạn hãy liên hệ với đại diện ngoại giao của nước bạn xem món hàng bạn muốn mang về nước có cần phải có giấy phép hay không.

Chương trình Casetrust
Casetrust là một chương trình được chính thức công nhận, do Hiệp hội người tiêu dùng Singapore (CASE) triển khai, công nhận những nguyên tắc hành nghề đạt tiêu chuẩn của các cơ sở kinh doanh thông thường hoặc kinh doanh trực tuyến.
Truy cập trang web www.case.org.sg để có danh sách thành viên của CaseTrust

Cửa hàng Nữ trang chất lượng ở Singapore (QJS)
QJS là một chứng nhận chất lượng đối với ngành công nghiệp nữ trang ở Singapore. Chương trình này được triển khai bởi Hiệp hội các cửa hàng nữ trang, với sự hỗ trợ của Tổng cục Du lịch Singapore và Cơ quan Spring Singapore. QJS thiết lập những tiêu chuẩn đánh giá cho ngành công nghiệp nữ trang và đồng thời liên kết các thành viên của mình với một thương hiệu đại diện cho dấu xác nhận tiêu chuẩn uy tín về chất lượng dịch vụ và độ tin cậy. Khi mua nữ trang, hãy tìm đến những cửa hàng có bảng hiệu QJS khắp Singapore.

Truy cập trang web www.qjs.org.sg để có danh sách các hiệu nữ trang được công nhận, hoặc gọi đường dây nóng QJS tại +65 6458 6377.

Những cửa hàng bán lẻ kém chất lượng
Cũng như ở các quốc gia khác, hãy cảnh giác với những lời chào mời du lịch mua sắm miễn phí, giảm giá đặc biệt hoặc những món hàng ăn cắp. Du khách tiếp xúc với những điểm bán lẻ không vừa ý có thể liên hệ với Tổng cục Du lịch Singapore (Bộ phận Dịch vụ & Thông tin khách hàng) tại Tourism Court, số 1 đường Orchard Spring, Singapore 247729, Đt: 1800 736 3366 (miễn phí khi gọi trong phạm vi Singapore), Fax: +65 6734 7226, hoặc E-mail feedback@stb.com.sg. Nếu muốn nhận được tiền bồi thường trong vòng 24 giờ (tùy theo tính phức tạp của đơn khiếu nại), bạn có thể trình bày trực tiếp trường hợp của bạn đến Tòa án chuyên xử lý các vụ kiện nhỏ (Small Claims Tribunals SCT) tại địa chỉ: No 1 Havelock Square, 1st level Subordinate Courts (059724). Bạn phải trả lệ phí hành chính 10 đôla Sing cho SCT.

Apollo Centre #05-00, 2 Havelock Road, Singapore 059763.
Đt: +65 6435 5946 / +65 6435 5938, Fax: +65 6435 5994.
Giờ mở cửa:
8g30-13g và 14g-17g, thứ Hai đến thứ Sáu, 8g30-13 thứ Bảy

Dãy phố 342 Ang Mo Kio Ave 1 #03-1461/1561A, Singapore 560342
Đt: +65 6553 5385.
Giờ mở cửa:
14g-17 và 18g-21g thứ Hai đến thứ Sáu, 9g-13g thứ Bảy

Hoặc bạn có thể đệ đơn kiện người bán lẻ tại Trung tâm E@DR của Tòa án cấp thấp. Trung tâm E@DR cung cấp dịch vụ giải quyết khiếu nại trực tuyến miễn phí. Việc hòa giải sẽ được tiến hành qua thư điện tử cho phép bạn có thể tiếp tục chuyến tham quan của mình mà không có bất cứ sự cản trở nào đến lịch trình của bạn, cũng không cần có sự hiện diện của bạn. Bạn cũng có thể nộp hồ sơ kiện tới trung tâm này qua thư điện tử vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt chuyến đi của bạn hoặc sau khi đã trở về nhà .

Tất cả mọi đơn kiện nộp cho trung tâm này đều được giữ bí mật. Cả hai bên tranh chấp đều phải làm tường trình bằng thư điện tử và phải tán thành việc hòa giải qua thư điện tử. Để biết thêm chi tiết về các dịch vụ của trung tâm, vui lòng truy cập trang web http://www.e-adr.org.sg.

Những đường hầm tiện lợi và các lối đi có mái che
Ở xứ sở nhiệt đới, những cơn giông bão bất chợt là chuyện thường tình, nhất là vào những đợt gió mùa trong tháng 11 và 12. Singapore được trang bị những đường hầm và lối đi có mái che nối kết khu liên hợp mua sắm này với khu mua sắm khác để tránh tình hình thời tiết như vậy. Chẳng hạn từ ga tàu điện ngầm Orchard Road, chỉ riêng những đường hầm ở đây có thể dẫn du khách đến 6 trung tâm mua sắm khác nhau!

(Theo Visit Singapore)


ĐẠI SỨ QUÁN NƯỚC CNXHCN VIỆT NAM TẠI SINGAPORE

Đại Sứ Quán Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
10 Leedon Park
Singapore 267887
Đt: (65) 6462 5938, 6467 3573, 6463 8004
Fax: (65) 6462 5936
Giờ làm việc: 8g30 – 12g, 14g30 – 17g30, thứ Hai đến thứ Sáu
08g30 – 12g, thứ bảy



KHÁM PHÁ SINGAPORE

Nếu có một từ nào đó “đắt” nhất dành cho Singapore, thì đó là “độc đáo” (unique). Bởi Singapore là một điểm đến không giống bất cứ đâu.

Là một thành phố năng động giàu tương phản và màu sắc, nhưng Singapore vẫn có sự phối hợp hài hòa của văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật và kiến trúc. Đầy ăm ắp năng lượng, “chiếc máy phát điện” nhỏ bé này ở vùng Đông Nam Á hiện thân cho những gì tốt đẹp nhất của cả “chất Đông” và “chất Tây”.

Chỉ với một ngày “vi hành”, bạn sẽ được đi từ quá khứ đến tương lai, đi từ những bộ tộc kỳ lạ đến những trung tâm thương mại trù phú nhất, đi từ những khu vườn thanh bình đến những tòa nhà cao chọc trời sáng bóng. Với những con người thân thiện và cởi mở, cơ sở hạ tầng tối tân và một cái gì đó mới mẻ mỗi ngày, Singapore luôn độc đáo và quyến rũ.

Chơi gì ?
Điểm thuận lợi nhất khi du lịch Singapore là hầu hết các điểm đến đều nằm ở trung tâm thành phố, hoặc có một số nằm ở ngoại ô, tuy nhiên không quá xa xôi và phương tiện đi lại khá dễ dàng.

Đến Singapore hầu hết mọi người đều tham gia vào hoạt động mua sắm (shopping), đặc biệt vào những mùa và lễ hội giảm giá. Mua sắm ở đây cũng được xem là một môn thể thao, và từ những siêu thị, những “đại cửa hàng” sang trọng cho đến các khu “chợ giời”, tham quan, xem hàng, hỏi giá rồi mặc cả, để cuối cùng có thể mua được món đồ nào đó với mức giá “hời” nhất quả là một niềm phấn khích, một cái gì đó khiến người ta phải “nghiện”, phải “say”.

Trung tâm mua sắm tại Singapore phải kể đến Orchard Road, một con phố rất dài chen chúc những gian hàng, và trong các gian hàng lại chen chúc đủ mọi chủng loại, từ quần áo thời trang phong cách “Tây”, đến các mẫu trang sức độc đáo và nhiều mặt hàng nhập khẩu. Người Singapore có một tình cảm vừa yêu vừa ghét với Orchard Road. Khi các gian hàng mọc lên, họ thỏa sức chọn lựa, mua sắm và làm ăn. Nhưng Orchard Road cũng là nơi khởi đầu của một luồng văn hóa mới đấy ám ảnh thị trường.

Ngoài ra, các khu vực xung quanh Little India, Arab Street và Chinatown cũng là điểm đến quen thuộc của những tay ghiền mua sắm. Hầu hết hàng hóa đều có giá cố định, song vào những mùa giảm giá, đặc biệt vào tháng 7 hàng năm, giá có thể giảm tận 50-75%. Tất nhiên, mặc cả vẫn là một công đoạn không bao giờ thiếu khi đi mua hàng.

Đến Singapore và khám phá, thưởng thức cuộc sống đêm cũng là một điều thú vị mà các du khách ưa thích. Singapore có lợi thế được là một trong những quốc gia an toàn nhất trên thế giới để bạn có thể yên tâm dạo chơi và tham gia vào cuộc sống đêm nơi đây. Ăn uống, khiêu vũ, xem phim thậm chí tham quan vườn bách thú ban đêm đều có thể được. Ngoài ra, mua sắm về đêm cũng được liệt vào một trong những hoạt động lý thú khi ông mặt trời đã đi ngủ.

Đến bằng gì ?
Hiện nay đi từ Việt Nam, bạn có thể lựa chọn một số hãng hàng không châu Á như Cathay Pacific Airways, Vietnam Airlines, Singapore Airlines…..Hiện nay, đi từ Hà Nội đến Singapore bằng Vietnam Airlines, giá vé khứ hồi là khoảng 110 USD, còn đi từ thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể lựa chọn hãng Garuda Indonesia, Singapore Airlines hoặc Vietnam Airlines, với mức vé khứ hồi khoảng từ 99 -128 USD. Hãy liên hệ với các đại lý bán vé máy bay hoặc truy cập website của các hãng hàng không để biết rõ hơn chi tiết giá vé và tình trạng chỗ, đồng thời đặt vé để hưởng các mức giá ưu đãi.

Ngoài ra, nếu bạn đang thực hiện một chuyến đi đến Malaysia hay Thái Lan, và từ đó đi Singapore, bạn có thể chọn phương tiện tàu hỏa. Đây đang là sự lựa chọn của nhiều du khách có thời gian và để hưởng cảm giác khác lạ. Từ Malaysia hay Thái Lan, có hai dịch vụ tàu hỏa Eastern and Oriental Express và KTM trains. Hãy truy cập website của hai dịch vụ này để tham khảo và biết thêm chi tiết: www.orient-express.com và www.ktmb.com.my

Đi khi nào?
Bình thường, lượng khách là doanh nhân đến Singapore quanh năm luôn đông đúc, tuy nhiên, theo một số báo cáo của các khách sạn nơi đây, thì các cuộc viếng thăm của doanh nhân đến Singapore giảm bớt vào tháng 7 và 8. Bởi vậy, đây có thể là thời điểm tốt nhất để bạn có thể ung dung và thương lượng một mức giá rẻ khi đến Singapore.

Thời điểm du lịch cao điểm của Singapore rơi vào từ tháng 12 đến tháng 6, đông nhất là vào đầu tháng 12 kéo dài đến năm mới, tức là khoảng tháng 1, tháng 2. Suốt mùa này, vé máy bay và khách sạn luôn phải đặt trước.

Thời tiết dường như không phải là mối quan tâm chính khi bạn có ý định đi du lịch Singapore, bởi vì đảo quốc này có lượng mưa quanh năm khá ổn định. Bạn nên kết hợp chuyến đi của mình một trong các sự kiện hoặc lễ hội nơi đây, để thêm phần thú vị: Thaipusam là một lễ hội đặc biệt của Singapore, diễn ra vào khoảng tháng 2. Nếu shopping và ăn uống là mối quan tâm chính của bạn, hãy đến Singapore vào tháng 4 để thưởng thức lễ hội ăn uống, ẩm thức Singapore, còn tháng 6 là khoảng thời gian diễn ra mùa đại khuyến mại của họ.

Một vài lưu ý:
• Người Việt Nam được miễn visa khi đi du lịch Singapore trong vòng 30 ngày.
• Khi thuê phòng tại khách sạn, để tránh phải trả mức giá cắt cổ, bạn nên hỏi rõ các mức giá đặc biệt hoặc chiết khấu. Ngoài ra, hãy đặt phòng trực tuyến, bởi vì nhiều khách sạn chỉ đưa ra mức chiết khấu trên Internet hoặc cung cấp mức giá đặt biệt cho các đại lý du lịch.
• Khi ở Singapore, hãy cố gắng dùng tay phải trong các giao dịch xã hội, ví dụ như bắt tay hoặc tặng hoa, quà. Vởi vì trong xã hội Ấn Độ và Hồi giáo, tay trái chỉ được dùng khi đi vệ sinh. Nên nhớ rằng không chỉ dùng tay phải khi ăn uống hay tặng quà, mà còn với tất cả mọi cử chỉ, đặc biệt là khi cần chỉ trỏ cái gì đó.
• Hãy tháo bỏ giày dép trước khi bước vào nhà riêng hoặc nơi thờ cúng (trừ nhà thờ và giáo đường Do thái).
• Ở hầu hết mọi nơi, mọi người đều bắt tay khi gặp gỡ. Nhưng hãy nhớ rằng phụ nữ Hồi giáo không được phép chạm vào đàn ông trừ khi đó là họ hàng thân thích hoặc chồng họ. Thay vì bắt tay, chỉ cần mỉm cười và gật đầu là đủ.
• Người Singapore thường trao đổi “business card”. Hãy nhớ nhận card bằng cả 2 tay và luôn coi trọng nó, đừng bỏ tọt card vào túi áo mà chưa xem gì cả.
• Nếu muốn tặng quà cho một người Singapore, bạn nên hỏi qua lễ tân khách sạn để có những gợi ý hữu ích.

(Theo ivivu)

Khuyến mãi tháng 11/2008: Thailand (6n): 198 + 148usd Thuế; Singapore (4n): 309 + 128; Mã Sing (7n): 409 + 129 usd Thuế

Tìm đường

Tuổi Trẻ Online - Du Lịch

24 Giờ - Du lịch

Báo Người Lao Động - Du lịch

Thảo luận