Hè là mùa du lịch. Chẳng vậy mà các công ty lữ hành đang đua nhau quảng cáo các tour nội ngoại với giá cả hấp dẫn. Nếu bạn đã sẵn sàng cho các cuộc du ngoạn, xin chớ quên những gì có thể xảy ra làm mất vui chuyến đi chơi của bạn.
Lên đồi, xuống biển: Lo gì?
- Say tàu xe:
Sự chuyển động dập dình của tàu xe, mùi xăng hay mùi nồng nặc của nệm trên xe được “ủ” kín với hơi người… tất cả đều gây nên hội chứng “say”. Biểu hiện say nhìn chung có vô số triệu chứng: khó chịu, nôn nao, choáng váng, tiết dịch ở miệng nhiều như “bà bầu”, cồn cào bao tử rồi buồn nôn và nôn thốc nôn tháo. Nhìn người say thấy da xanh nhợt nhạt, vã mồ hôi, thở nhanh. Trong hành lý của mỗi gia đình nên chuẩn bị thuốc chống say như Nautamine hoặc Vomina, uống nửa giờ trước khi đi.
Dân gian có cách ngậm gừng sống hay ăn mứt gừng với những trường hợp say nhẹ. Các loại dán sau tai, hay đeo vào tay chỉ có tác dụng “tâm lý chiến” đừng vội dùng vì chính tác giả đã chứng kiến một bạn đồng hành vừa dán, vừa đeo vẫn nôn vọt, dùng hết 6 cái túi nôn trong chặng 100km. Có người lúc đăng ký du lịch quyết tâm cao hơn cả ngọn cau, bị say xe thê thảm vừa chạm điểm đến lại bắt xe quay về để… say tiếp mà không chịu “chống” nó.
- Ra biển gặp nắng:
Nhiều bạn học kiểu Tây nên mang thân phơi ra nắng để chuyển làn da màu vàng thành nâu. Phơi nắng lâu có thể bị say nắng. Triệu chứng: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, kêu ngạt thở, có thể đau bụng, nôn. Tiếp đến là chóng mặt, hoa mắt, da nhợt nhạt, mạch nhanh, có thể ngất lịm đi. Nhiệt độ tăng vọt lên tới 40 - 42 độ và có thể co giật. Người bị cao huyết áp hay xơ vữa động mạch mà say nắng rất dễ bị tổn thương thần kinh khó hồi phục.
Gặp tình trạng này nên đưa ngay vào chỗ mát, cạy miệng cho uống nước pha chút muối, chườm lạnh bằng đá để hạ nhiệt. Đặc biệt chú ý chườm trán và gáy. Tiếp đến là đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tắm biển cũng có thể gặp rủi ro. Từ thành phố ra biển chẳng may gặp nước biển ô nhiễm cũng có thể bị ngứa. Tốt nhất là sau khi từ biển lên nhớ tắm kỹ gội đầu lại bằng nước ngọt. Nếu da nổi mẩn, ngứa đến mức “sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn” thì nên bôi kem Cortibion và uống thuốc chống dị ứng Clarityne 10mg, ngày 1 viên.
- Dị ứng đồ biển:
Ra biển mà không ăn đồ biển thì phí. Nhiều bạn đã biết mình dị ứng tôm, cua nhưng mùi thơm ngào ngạt cộng thêm máu “anh hùng” nên quyết không chịu thua. Sau khi ăn, da nổi lên từng mảng như dề cơm cháy, ngứa không chỉ bên ngoài mà như từ trong họng ngứa ra. Có người chưa từng bị suyễn nhưng dị ứng đồ biển có thể gây co thắt, phù nề phế quản. Dị ứng vào đến phế quản coi chừng có phen ngừng thở. Đây đúng là “thần khẩu hại xác phàm”. Thuốc chống dị ứng, làm giãn phế quản dưới dạng xịt phải mua và dùng ngay.
Cẩn thận ăn ở
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh:
Rất dễ gặp nhất là ở những địa điểm ăn dọc đường, hay những buổi tối “tự do” khám phá ẩm thực đặc sản, mà hậu quả nhỡn tiền là “Tào Tháo rượt”. Thực ra, tiêu chảy là cách thải độc, nên đừng dùng thuốc cầm ngay. Sau khi “đi” hai lần hãy dùng Imodium. Thế là trong hành trang du lịch phải mang theo vài viên, kẻo bị “rượt” chạy không nổi.
- Hội chứng nhà kính:
Được ngủ trong phòng có máy điều hòa mát lịm, mấy ông bà già thấy “chết cũng đáng”. Nhưng môi trường nhân tạo lại đẻ ra những vấn đề mà ít người chú ý. Tự nhiên ông bà già kêu nhức đầu, khó thở, cảm giác ngộp thở hoặc chóng mặt, buồn nôn, nghẹt mũi. Có khi kêu mệt mỏi, khó ngủ, hôm sau vận động mãi các cụ chịu đi xem danh lam thắng cảnh lại thấy… vui như không có chuyện gì xảy ra. Đó là hội chứng nhà kính. Nguyên nhân của hội chứng này là do chất độc hại từ khói thuốc lá, sơn tường, thảm, thuốc sát trùng, chất xịt thơm… làm ô nhiễm bầu không khí kín mi kín mít.
Rồi nấm mốc sinh sôi phát triển khi máy lạnh tắt đi, ủ chúng lại trong bầu không khí thiếu ánh nắng và ánh sáng. Trước khi vào phòng, nên đề nghị khách sạn cho thay drap, quạt phòng, mở cửa sổ thoáng chừng ba giờ liền rồi hãy đóng cửa, bật máy lạnh sẽ hạn chế những khó chịu trên. Các bác lớn tuổi lại bị cao huyết áp, nhớ mang theo thuốc uống mỗi ngày, và tốt nhất, không nên ngủ phòng lạnh để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ gây tai biến.
Đi du lịch để thư giãn, để khỏe mạnh, để làm việc tốt hơn, xin các bạn chuẩn bị kỹ, kẻo “du bệnh viện” thì tiền mất lại khiếp suốt đời.
(TTC)
Lên đồi, xuống biển: Lo gì?
- Say tàu xe:
Sự chuyển động dập dình của tàu xe, mùi xăng hay mùi nồng nặc của nệm trên xe được “ủ” kín với hơi người… tất cả đều gây nên hội chứng “say”. Biểu hiện say nhìn chung có vô số triệu chứng: khó chịu, nôn nao, choáng váng, tiết dịch ở miệng nhiều như “bà bầu”, cồn cào bao tử rồi buồn nôn và nôn thốc nôn tháo. Nhìn người say thấy da xanh nhợt nhạt, vã mồ hôi, thở nhanh. Trong hành lý của mỗi gia đình nên chuẩn bị thuốc chống say như Nautamine hoặc Vomina, uống nửa giờ trước khi đi.
Dân gian có cách ngậm gừng sống hay ăn mứt gừng với những trường hợp say nhẹ. Các loại dán sau tai, hay đeo vào tay chỉ có tác dụng “tâm lý chiến” đừng vội dùng vì chính tác giả đã chứng kiến một bạn đồng hành vừa dán, vừa đeo vẫn nôn vọt, dùng hết 6 cái túi nôn trong chặng 100km. Có người lúc đăng ký du lịch quyết tâm cao hơn cả ngọn cau, bị say xe thê thảm vừa chạm điểm đến lại bắt xe quay về để… say tiếp mà không chịu “chống” nó.
- Ra biển gặp nắng:
Nhiều bạn học kiểu Tây nên mang thân phơi ra nắng để chuyển làn da màu vàng thành nâu. Phơi nắng lâu có thể bị say nắng. Triệu chứng: vã mồ hôi, nhức đầu, khó chịu, mặt đỏ nhừ, kêu ngạt thở, có thể đau bụng, nôn. Tiếp đến là chóng mặt, hoa mắt, da nhợt nhạt, mạch nhanh, có thể ngất lịm đi. Nhiệt độ tăng vọt lên tới 40 - 42 độ và có thể co giật. Người bị cao huyết áp hay xơ vữa động mạch mà say nắng rất dễ bị tổn thương thần kinh khó hồi phục.
Gặp tình trạng này nên đưa ngay vào chỗ mát, cạy miệng cho uống nước pha chút muối, chườm lạnh bằng đá để hạ nhiệt. Đặc biệt chú ý chườm trán và gáy. Tiếp đến là đưa đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu. Tắm biển cũng có thể gặp rủi ro. Từ thành phố ra biển chẳng may gặp nước biển ô nhiễm cũng có thể bị ngứa. Tốt nhất là sau khi từ biển lên nhớ tắm kỹ gội đầu lại bằng nước ngọt. Nếu da nổi mẩn, ngứa đến mức “sột soạt luôn tay tựa gẩy đàn” thì nên bôi kem Cortibion và uống thuốc chống dị ứng Clarityne 10mg, ngày 1 viên.
- Dị ứng đồ biển:
Ra biển mà không ăn đồ biển thì phí. Nhiều bạn đã biết mình dị ứng tôm, cua nhưng mùi thơm ngào ngạt cộng thêm máu “anh hùng” nên quyết không chịu thua. Sau khi ăn, da nổi lên từng mảng như dề cơm cháy, ngứa không chỉ bên ngoài mà như từ trong họng ngứa ra. Có người chưa từng bị suyễn nhưng dị ứng đồ biển có thể gây co thắt, phù nề phế quản. Dị ứng vào đến phế quản coi chừng có phen ngừng thở. Đây đúng là “thần khẩu hại xác phàm”. Thuốc chống dị ứng, làm giãn phế quản dưới dạng xịt phải mua và dùng ngay.
Cẩn thận ăn ở
- Thực phẩm không đảm bảo vệ sinh:
Rất dễ gặp nhất là ở những địa điểm ăn dọc đường, hay những buổi tối “tự do” khám phá ẩm thực đặc sản, mà hậu quả nhỡn tiền là “Tào Tháo rượt”. Thực ra, tiêu chảy là cách thải độc, nên đừng dùng thuốc cầm ngay. Sau khi “đi” hai lần hãy dùng Imodium. Thế là trong hành trang du lịch phải mang theo vài viên, kẻo bị “rượt” chạy không nổi.
- Hội chứng nhà kính:
Được ngủ trong phòng có máy điều hòa mát lịm, mấy ông bà già thấy “chết cũng đáng”. Nhưng môi trường nhân tạo lại đẻ ra những vấn đề mà ít người chú ý. Tự nhiên ông bà già kêu nhức đầu, khó thở, cảm giác ngộp thở hoặc chóng mặt, buồn nôn, nghẹt mũi. Có khi kêu mệt mỏi, khó ngủ, hôm sau vận động mãi các cụ chịu đi xem danh lam thắng cảnh lại thấy… vui như không có chuyện gì xảy ra. Đó là hội chứng nhà kính. Nguyên nhân của hội chứng này là do chất độc hại từ khói thuốc lá, sơn tường, thảm, thuốc sát trùng, chất xịt thơm… làm ô nhiễm bầu không khí kín mi kín mít.
Rồi nấm mốc sinh sôi phát triển khi máy lạnh tắt đi, ủ chúng lại trong bầu không khí thiếu ánh nắng và ánh sáng. Trước khi vào phòng, nên đề nghị khách sạn cho thay drap, quạt phòng, mở cửa sổ thoáng chừng ba giờ liền rồi hãy đóng cửa, bật máy lạnh sẽ hạn chế những khó chịu trên. Các bác lớn tuổi lại bị cao huyết áp, nhớ mang theo thuốc uống mỗi ngày, và tốt nhất, không nên ngủ phòng lạnh để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột dễ gây tai biến.
Đi du lịch để thư giãn, để khỏe mạnh, để làm việc tốt hơn, xin các bạn chuẩn bị kỹ, kẻo “du bệnh viện” thì tiền mất lại khiếp suốt đời.
(TTC)
- Thế nào là khách sạn 6 - 7 sao?
- 10 điểm du lịch đồng quê hấp dẫn nhất Châu Âu năm 2007
- Tàu lửa du lịch cao cấp Hà Nội - Lào Cai
- Du lịch Phan Thiết - Nha Trang với tàu 5 sao (5 STAR TRAVEL TRAIN)
- Lãnh sự, Cơ quan đại diện nước ngoài tại TP.HCM
- Quốc kỳ một số nước trên thế giới
- Danh bạ Khách sạn Việt Nam
- Hãng hàng không nước ngoài tại TP.HCM
- Cần biết khi bay với Pacific Airlines
- Kinh nghiệm chống say tàu xe
- Kinh nghiệm du lịch tuần trăng mật
- Chụp ảnh khi đi du lịch
- Nên và không nên khi đi du lịch Brunei
- Cẩm nang du lịch Châu Âu
- Cẩm nang du lịch Singapore
- Cẩm nang du lịch Malaysia
- Cẩm nang du lịch Cam pu chia
- Cẩm nang du lịch Hoa Kỳ
- Gọi điện thoại khi đi du lịch
- Quy định của hải quan và thủ tục sân bay
- Kinh nghiệm du lịch bằng xe gắn máy
- Lời khuyên cho bạn khi đi du lịch biển
- Tư vấn cho lần đầu tiên đi du lịch nước ngoài
- Chi tiêu khi đi du lịch nước ngoài
- Chuẩn bị cho trẻ nhỏ khi đi du lịch
- Qùa du lịch - nên chọn thế nào? Cách mua sắm
- Phòng tránh côn trùng khi đi dã ngoại
- Khi lên máy bay cần lưu ý
- Chuẩn bị gì cho chuyến du lịch?