Ha Noi va nhung cai ho co mot khong hai

Hà Nội mùa hè lúc nào cũng phát sốt vì cái nóng trên 36 độ cộng thêm nạn kẹt xe thường xuyên ở những đoạn đường cổ chai, cổ lọ. Đương lúc mũi nghẹt thở vì bụi, mắt vướng những ngôi nhà như nhưng hộp bê tông xấu xí và cao ngất, xe máy nhích từng tí một cố thoát khỏi dòng người đồng đặc... đột nhiên thấy mở ra một khoảng trời nước trong xanh, liễu rủ bóng, gió gợn sóng lăn tăn mặt hồ thoáng rộng thì quả là sướng nhất trần đời! Tuyệt thú ấy chỉ Hà Nội mới có!

Đúng là chỉ Hà Nội mới có nhiều hồ đẹp và dễ thở đến vậy: Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Thiền Quang, hồ Bảy Mẫu, hồ Ba Mẫu, hồ Thủ Lệ, hồ Ngọc Khánh... Hà Nội là đô thị của những hồ đẹp, chỉ tiếc là quy hoạch đô thị Hà Nội lại không lấy cái đẹp giời cho này làm điểm nhấn quy hoạch kiến trúc mà chỉ coi chúng đơn thuần như những lá phổi sinh học của bài toán kiến trúc lộn xộn, vá víu. GS-TS Hoàng Đạo Kính đã có một nhận xét sắc sảo: Hà Nội là đô thị của những bài hát hay nhưng chưa có kiến trúc đô thị. Những bài hát hay về Hà Nội mà ông nói bao giờ cũng gắn với những hồ đẹp như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm.

Nghĩa là Hà Nội đẹp bởi những hồ đẹp và ý niệm này đã tồn tại từ gần 1000 nay, chưa có thay đổi gì đặc biệt lắm. Kể cả khi giờ đây những ngôi nhà cao vút mọc lên ngay sát mép các hồ đẹp của Hà Nội thì sự khác biệt chỉ là sự khác biệt không đáng có. Từ trên nóc các tòa nhà cao vút ấy chúng ta nhìn xuống sẽ chỉ thấy lô nhô các loại mái nhà lai căng đủ kiểu từ mái giả đá, mái bằng, mái nhọn, mái cong, chóp củ hành, mái vườn treo... và các loại bể nước inox bắt nắng lấp lánh. Giữa những kiểu dạng mái nhà, bể nước đủ loại tạp nham ấy, những cái hồ chợt hiện lên nhưng những giếng trời xanh mát mắt.

Không lẽ lại đưa ra nhận xét theo kiểu AQ rằng: Đô thị Hà Nội phát triển mang đậm tính tự phát, lộn xộn nhưng may thay, Hà Nội vẫn còn những hồ đẹp?

Hồ Trúc Bạch

Hồ Trúc Bạch là một hồ thuộc quận Ba Đình, thủ đô Hà Nội, Việt Nam. Hồ Trúc Bạch bị chia cắt với hồ Tây bởi đường Thanh Niên, trước đây còn có tên là Cổ Ngư (do gọi trệch từ chữ Cố Ngự). Hồ nằm trên đất làng Trúc Yên, nơi có nghề làm mành, nhà nào cũng trồng trúc nên có tên là Trúc Lâm. Hồ ra đời vào thế kỉ 12 do dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc Đông Nam Hồ Tây để nuôi cá. Vào thế kỉ 18, chúa Trịnh Giang cho xây một cung điện để nghỉ mát cạnh hồ gọi là Trúc Lâm. Sau đó Trúc Lâm trở thành nơi giam giữ các cung nữ phạm tội, họ buộc phải tự dệt lụa để nuôi sống bản thân. Lụa của họ rất đẹp và trở nên nổi tiếng khắp vùng. Lụa đẹp, bóng bẩy gọi là lục trúc (chữ Hán là Trúc Bạch). Từ đó xuất hiện một làng chuyên dệt lụa với tên là làng Trúc, đó cũng là lý do vì sao hồ được gọi là hồ Trúc Bạch. Xung quanh hồ có nhiều nơi di tích cổ như: đền Quán Thánh, chùa Châu Long, đền Cẩu Nhi. Ngày nay vào buổi chiều tối, dọc bờ kè của hồ ở phố Trúc Bạch và Trấn Vũ được các quán nhậu trải chiếu cho khách ngồi bệt ăn. Chả ngan và phở cuốn là các món đặc sản ở đây.


Hồ Đống Đa

Hồ Thiền Quang

Hồ Thiền Quang (hay còn gọi là Hồ Ha-le, Hồ Halais theo tên của phố Nguyễn Du (rue Halais) thời Pháp thuộc) là một hồ ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Hồ được bao quanh bởi 4 con phố/đường đầy cây xanh và bóng mát là Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Trần Nhân Tông và Quang Trung, đặc biệt là đường Nguyễn Du có hàng cây hoa sữa tỏa hương ngào ngạt vào mùa thu. Hồ nằm ngay phía trước cổng chính của Công viên Thống Nhất (trước là Công viên Lê Nin) là một trong những nơi nghỉ ngơi, thư giãn và hóng mát của người Hà Nội.


Hồ Thủ Lệ

Hồ Thủ Lệ là một trong những hồ đẹp của thủ đô Hà Nội, giáp 2 đường Kim Mã và Nguyễn Văn Ngọc, cạnh khách sạn Deawoo và trong khuôn viên công viên Thủ Lệ. Hồ này vốn thuộc đất làng Thủ Lệ xưa, còn có tên khác là hồ Linh Lang, là tên vị thần được thờ ở đền Voi Phục. Tương truyền thần Linh Lang có công chống giặc ngoại xâm thời Lý nên được dân làng ở đây thờ cúng. Hồ rộng 6 ha, nước trong xanh, có bán đảo.


Hồ Xã Đàn


Hồ Ngọc Khánh


Hồ Ba Mẫu


Hồ Bảy Mẫu

Hồ Bảy Mẫu là một hồ nước ngọt nằm trong công viên Thống Nhất ở Hà Nội. Mặt nước hồ chiếm khoảng 28 ha, giữa hồ có đảo Thống Nhất và đảo Hoà Bình.


Hồ Thành Công


Hồ Tây

Hồ Tây – hay còn có tên hồ Mù Sương (Dâm Đàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), Đầm Xác Cáo – là một hồ lớn nhất ở nội thành Hà Nội (với diện tích hơn 500 ha). Con đường đi vòng quanh hồ dài tới 17 km. Hồ nằm ở phía tây bắc Hà Nội. Có giả thuyết cho rằng hồ là một đoạn sông Hồng cũ còn sót lại sau khi sông đã đổi dòng.

Đã xuất hiện nhiều truyền thuyết về hồ và tên gọi của hồ. Theo truyện "Hồ Tinh" thì hồ có tên là hồ (hoặc đầm) Xác Cáo vì truyện kể là có con cáo chín đuôi ẩn nấp ở đây làm hại dân. Long Quân dâng nước lên phá hang cáo, hang sập thành ra hồ. Theo truyện "Khổng Lồ đúc chuông" thì hồ lại có tên là Trâu Vàng. Truyện kể rằng ông Khổng Lồ có tài thu hết đồng đen của phương Bắc đem đúc thành chuông. Chuông đánh lên tiếng vang sang bên Bắc. Vì đồng đen là mẹ vàng nên con trâu vàng phương Bắc nghe tiếng chuông liền chạy đi tìm mẹ. Tới đây nó quần thảo mãi khiến đất sụt thành hồ.

Theo sách xưa ghi chép thì thế kỷ 11 hồ này mang tên hồ Dâm Đàm (đầm Mù Sương). Tới thế kỷ 15 thì đã gọi là Tây Hồ. Hồ Tây từ xa xưa đã là thắng cảnh nổi tiếng. Từ thời Lý-Trần, các vua chúa đã lập quanh hồ nhiều cung điện làm nơi nghỉ mát, giải trí như cung Thuý Hoa đời nhà Lý, tức điện Hàm Nguyên đời nhà Trần nay là khu chùa Trấn Quốc; cung Từ Hoa đời nhà Lý nay là khu chùa Kim Liên; điện Thuỵ Chương đời nhà Lê nay là khu Trường Chu Văn An.

Xung quanh hồ cũng có nhiều di tích văn hoá, lịch sử như làng Nghi Tàm, quê hương nhà thơ Bà huyện Thanh Quan với chùa Kim Liên có kiến trúc độc đáo; làng Nhật Tân với chùa Tỏa Sách và nghề trồng hoa đào, quất cảnh nổi tiếng; làng Xuân Tảo với đền Sóc thờ Thánh Gióng; làng Trích Sài với chùa Thiên Niên thờ bà tổ nghề dệt lĩnh; làng Kẻ Bưởi với nghề làm giấy cổ truyền, với đền Đồng Cổ nơi bách quan hội thề đời nhà Lý; làng Thuỵ Khuê với chùa bà Đanh nổi tiếng một thời; đền Quán Thánh, chùa Trấn Quốc và phủ Tây Hồ. Vào những ngày đẹp trời, rất đông người dân Hà Nội đi dạo quanh hồ hoặc chèo thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp.

Hồ Hoàn Kiếm

Lịch sử:
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417-1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi ở ruộng cày. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Truyền thuyết:

Sách Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi chép: Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ "Thuận Thiên", cùng chữ "Lợi".
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài-dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, bèn thành ra chuôi gươm. Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông vười cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên (sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra.
Truyền thuyết kể tiếp rằng, sau Lê Lợi dùng thanh gươm báu đó làm gươm chiến đấu, xông pha chém địch nhiều trận, cuối cùng đuổi được quân Minh làm vua.
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Thủy Quân. Ra giữa hồ, có Rùa Vàng nổi lên mặt nước, chắn trước thuyền của vua gọi to:
- Hãy trả gươm thần cho ta!
Lê Thái Tổ rút gươm trả, rùa vàng ngậm lấy gươm lặn xuống nước đi mất. Từ đó hồ Thủy Quân được đặt tên là hồ Hoàn Kiếm.

Có thuyết khác nói khác về truyện trả gươm. Đại ý khi thuyền của vua ra giữa hồ thì rùa vàng chắn trước. Vua Lê rút gươm chỉ vào Rùa Vàng, Rùa Vàng liền đớp lấy gươm của vua mà bơi đi. Vua Lê sai tát cạn hồ Thủy Quân để tìm lại gươm báu nhưng không thấy rùa đâu.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Quang cảnh:

Hồ Hoàn Kiếm được du khách cho là một thắng cảnh của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn. Xung quanh hồ còn có những di tích lịch sử khác như tượng vua Lê Thái Tổ, cầu Thê Húc, tháp Bút, đền Bà Kiệu,... bên cạnh những công trình kiến trúc hiện đại. Toà nhà Bưu điện với tháp đồng hồ cổ kính in bóng hồ Gươm đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội.

Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.

Tháp bút (hay tháp rùa) nằm ở giữa hồ, đối với đài nghiên nằm ở bờ hồ. Mỗi ngày, bóng của Tháp bút ngả xuống chấm mực trong đài nghiên, tạo thành một biểu tượng rất đẹp cho học vấn: "Tháp bút - đài nghiên - đề thơ lên trời xanh"

Rùa:
Ngày trước rùa sống trong lòng Hồ Gươm rất hiếm khi nổi lên mặt nước, truyền rằng mỗi lần rùa nổi đều liên quan đến việc quốc gia đại sự. Nhưng thời gian gần đây rùa nổi lên rất nhiều, ngày nào cũng có, có lẽ vì nước hồ ô nhiễm nên rùa phải thường xuyên nổi lên để thở. Trong đền Ngọc Sơn có trưng bày xác một con rùa già đã chết của hồ. Hình ảnh của rùa cũng gắn liền với hồ, thông qua tên gọi tháp Rùa ở giữa hồ và truyền thuyết Lê Lợi trả gươm cho thần Kim Quy, một truyền thuyết mang lại tên gọi cho bản thân hồ. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu để tìm ra được chính xác phân loại của rùa Hồ Gươm.

(Tổng hợp Từ Vietnamnet và wikipedia)

Khuyến mãi tháng 11/2008: Thailand (6n): 198 + 148usd Thuế; Singapore (4n): 309 + 128; Mã Sing (7n): 409 + 129 usd Thuế

Tìm đường

Tuổi Trẻ Online - Du Lịch

24 Giờ - Du lịch

Báo Người Lao Động - Du lịch

Thảo luận