Thành phố Chiang Mai (Thái Lan)
Chiang Mai có nghĩa là “Thành phố mới”, nằm ở phía bắc Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 800 km, được xây dựng vào khoảng thế kỷ XIII - năm 1296 bởi vua Mengrai. Sau những biến cố lịch sử, Chiang Mai đã được sáp nhập trở lại vương quốc Siam vào năm 1774 và nhanh chóng phát triển về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, tài chính và trở thành khu vực phát triển đứng vào hàng thứ hai trong cả nước chỉ sau Bangkok.
Thành phố – Thủ đô Kathmandu (
Kathmandu nằm ở độ cao khoảng 1300m, bao quanh thung lũng
Thành phố
Thành phố Hồng kông (Hongkong - Trung Quốc)
Hồng Kông là đặc khu hành chính của Trung Quốc, thuộc tỉnh Quảng Đông có diện tích khoảng 1.084 km2, dân số khoảng 7 triệu người. Sau hơn 156 năm là nhượng địa của Anh sau cuộc chiến tranh Nha Phiến, Hồng Kông đã được sáp nhập trở về Trung Quốc vào năm 1997. và trở thành vùng đất giàu có với những tòa nhà có kiến trúc hiện đại vào bậc nhất, những khu mua sắm sầm uất và nhiều công trình văn hóa nổi tiếng.
Thành phố – Thủ đô Hà Nội (Việt
Hà Nội là một thành phố cổ được xây dựng năm 1010 dưới triều vua Lý Công Uẩn. Theo dòng thời gian, Hà Nội đã nhiều lần được đổi tên từ Thăng Long, Đông Đô đến Hà Nội. Hiện nay, ở đây vẫn còn lưu giữ nhiều công trình kiến trúc cổ bao gồm các khu phố cổ và hàng trăm ngôi chùa (Chùa Trấn Quốc, chùa Quán sứ, chùa Một cột) cùng các lễ hội đặc sắc (Hội Đống đa, Cổ Loa, Hai Bà Trưng…) thu hút sự quan tâm đặc biệt của biết bao du khách.
Thành phố
Udaipur tọa lạc ở chân đồi của dãy đồi Aravalli, nằm ở phía nam của vùng Rajasthan (Ấn Độ), được mệnh danh là thành phố ao hồ, vì bao quanh nó là hàng loạt các hồ nước rộng lớn như Pichola Lake, Fateh Sagar, Udai Sagar và Swaroop Sagar… Tại đây còn có nhiều công trình kiến trúc đẹp như Jag Niwas (được xây dựng bằng đá hoa cương trong vòng 3 năm và hoàn tất vào năm 1746), Jag Mandir - công viên quốc gia nổi tiếng ở vùng đất
Thành phố – thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc)
Nằm ở phần phía bắc Trung Hoa, có diện tích khoảng hơn 16.000km2, dân số khoảng 14 triệu người, Bắc Kinh từng là kinh đô của nhiều triều đại như Liêu (916-1201), Kim (1115-1234), Nguyên (1260-1368), Minh (1368-1622), Thanh (1636-1911), và là thủ đô – trung tâm hành chính - văn hóa Trung Quốc ngày nay. Với những công trình kiến trúc như những công trình kiến trúc nổi tiếng như Vạn Lý trường thành, Thập Tam Lăng, Tử cấm thành…
Thành phố Jaipur (Ấn Độ)
Jaipur cách thủ đô New Dehli khoảng 262 km, ra đời vào khoảng năm 1727 sau công nguyên bởi nhà vua, nhà thiên văn Sawai Jai Singh (bộ tộc Kachhawaha). Jaipur nổi tiếng với đài thiên văn Jantar Mantar (xây dựng vào thời của vua Sawai Jai Singh), bảo tàng Albert Hall, nơi trưng bày bộ sưu tập khổng lồ của những bức tranh, thảm, vật dụng bằng ngà, đá và có cả những tác phẩm điêu khắc bằng kim loại.
Thành phố Luang Prabang (Lào).
Luang Prabang hay còn gọi Louangphrabang là một trong những thành phố của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có dân số khoảng 22.000 người và nằm cách thủ đô Vientiane khoảng 425 km về phía bắc dọc theo dòng sông Mê Kông huyền thoại. Là một quốc gia Phật giáo vì vậy, khi viếng thăm Lào và thành phố Luang Prabang, du khách sẽ bắt gặp hình ảnh của những công trình kiến trúc Phật giáo, nơi đó có những mái chùa thâm nghiêm nằm khuất sau những hàng cây và những chiếc áo cà sa rực vàng…